DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), bệnh Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và cần phải khắc phục nguy cơ xâm nhiễm ngay từ ban đầu.

BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI LÀ GÌ?

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), bệnh Dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever – ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra.

TÍNH NGUY HIỂM CỦA CĂN BỆNH NÀY

  • Lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã).
  • Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn.
  • Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
  • Chưa có vaccine phòng ngừa hiệu quả và thuốc trị đặc hiệu.
  • Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASFV) có sức đề kháng cao trong môi trường.
  • Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
  • Bệnh dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 – 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.

VI RÚT GÂY RA BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI (ASFV)

  • Sức đề kháng cao trong môi trường.
  • Tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami.
  • Vi rút Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có thể Vi rút có khả năng chịu được nhiệt độ thấp trong thời gian dài 3-6 tháng; vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.

TRIỆU CHỨNG BỆNH

  • Các chi có thể chuyển sang màu xanh tím
  • Xuất huyết trở nên rõ ràng trên tai và bụng.
  • Run rẩy, thở bất thường, và đôi khi ho.
  • Heo đứng không vững.
  • Trong vòng vài ngày sau khi nhiễm trùng, heo sẽ bị hôn mê, sau đó chết.
  • Ở heo nái mang thai, sẩy thai tự phát xảy ra.
  • Đối với heo nhiễm trùng nhẹ hơn, heo bị bệnh giảm cân, và phát triển các dấu hiệu viêm phổi, loét da và sưng khớp.

LÂY NHIỄM

  • Loại virus này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa,
  • Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

PHÒNG NGỪA

  • CHUỒNG TRẠI:

+ Rải vôi bột các lối đi bên trong và bên ngoài trại, đặc biệt khu vực cổng trại, lối nhập xuất heo, đường lùa heo từ khu mang thai sang khu đẻ, từ khu cai sữa sang khu thịt.

+ Hàng tuần phải rắc lớp vôi mới.

+ Phun sát trùng đúng và đủ liều lượng, đặc biệt chú ý trần, vách chuồng và các ngõ ngách.

+ Tiêu diệt côn trùng gặm nhấm, chim và các loại ve mềm.

  • Ổ DỊCH:

+ Phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan

+ Do dịch tả Châu Phi và dịch tả thông thường biểu hiện rất giống nhau, do đó cần liên hệ với cơ quan thú y gần nhất để được hỗ trợ chẩn đoán và xử lý. Trong khi chờ đợi kết quả chẩn đoán,tuyệt đối không được bán tháo đàn heo hoặc vứt xác heo chết ra bên ngoài, kênh ngòi, sông rạch. Xác heo chết phải được chôn dưới hố sâu có rắc vôi hoặc tiêu hủy bằng biện pháp thiêu đốt.

  • SỨC KHỎE ĐÀN HEO

+ Chỉ sử dụng thức ăn nguồn gốc rõ ràng, không cho heo ăn thức ăn thừa.

+ Chỉ nhập heo từ những nguồn cung cấp uy tín, tuyệt đối không mua heo từ nguồn trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Phải tuân thủ triệt để việc cách ly, theo dõi sức khỏe đàn heo mới nhập.

+ Các thiết bị, dụng cụ, sản phẩm trước khi đưa vào trại phải được sát trùng bằng cồn, soi chiếu bằng tia cực tím.

+ Thực phẩm sử dụng cho bếp ăn của trại phải có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn sinh học khi đưa vào trại.

  • XUẤT NHẬP KHẨU AN TOÀN

+ Biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.