DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (ASF) TRÀN VÀO VIỆT NAM

Ngày 19/02/2019 vừa qua, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chính thức họp báo thông tin tại Việt Nam đã phát hiện có 8 ổ dịch tả lợn Châu Phi (ASF) tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. 

Bệnh dịch tả heo châu Phi rất nguy hiểm, không thể xem thường

Theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm do một loại virus trong máu, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, xảy ra ở mọi loại lợn, tỷ lệ chết 100%.

3020_1000x-1ASF là dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm

Dấu hiệu, triệu chứng của dịch tả heo châu Phi

  • Dạng cấp tính: Lợn bị sốt cao nhưng triệu chứng không đáng lo. Sau đó chúng từ từ mất đi sự thèm ăn, toát ra vẻ mệt mỏi.
  • Lợn da trắng: Các chi chuyển màu sang màu xanh tím, tai và bụng bị xuất huyết. Lợn bị run, thở bất thường, đứng không vững, có thể bị ho. Sau vài ngày bị nhiễm trùng, heo rơi vào trạng thái hôn mê và chết.
  • Lợn nái mang thai: khi nhiễm bệnh sẽ bị sảy thai, nếu nhẹ hơn thì bị sụt cân, có dấu hiệu viêm phổi, sưng khớp và lở loét trên da.

 

153663654389206-thumbnailBệnh gây chết heo với tỉ lệ rất cao

Bệnh ASF nguy hiểm như thế nên cần phòng tránh tốt nhất có thể

Theo tờ báo Vnexpress có đưa ra phương hướng phòng bệnh như sau:

“Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, cho biết cách phòng trị tả lợn châu Phi hiệu quả nhất là áp dụng các biện pháp sinh học. Thường xuyên vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn côn trùng và loài gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.

Không mua bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, thịt lợn bệnh. Mua thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn chưa nấu chín. ”

ve-sinh-chuong-trai-khi-nuoi-gaVệ sinh chuồng trại sạch sẽ
vanchuyenheoPhòng chống vận chuyển heo trái phép
Hy vọng bà con mình cần tỉnh táo để có biện pháp phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này để vươn đến gian đoạn chăn nuôi thuận lợi.